Chả có gì sướng bằng có một thứ đồ chơi mới trong nhiếp ảnh cả. Suy cho cùng cho dù chơi cái gì đi nữa việc chơi thiết bị phụ kiện là một phần không thể thiếu. Xin viết bài này dành tặng cho những bạn hiện đang chơi ảnh vì sở thích và đam mê, hi vọng với 10 món quà này, các bạn sẽ có những khoảnh khắc không thể quên trong cuộc sống.
1. Old school
Không gì thú vị hơn việc có một chiếc máy ảnh film 35mm và trải nghiệm nhiếp ảnh qua film. Và sẽ còn thú vị hơn nếu thử một chút old fashioned stuff như film đen trắng chẳng hạn.
2. Fuji instax
Nhiếp ảnh lấy liền từ lâu gần như bị quên lãng, nhưng không có nghĩa bạn không nên thử qua. Lý tưởng nhất là một chiếc máy vintage chụp film 600, nhưng để dễ dàng bạn có thể chọn một chiếc Fuji instax rất phổ thông trên thị trường để thử trải nghiệm.

Source: vonmarcus.me
3. Leather case/strap
Bất kể là một chiếc máy số hay film thì rất thú vị nếu sử dụng sợi dây hoặc đeo cho máy chiếc case bằng da làm handmade. Hiện nay ở Vn có rất nhiều nơi bán cái này, giá cũng hợp lý.
4. Instant photos
Có một project tên là IMPOSSIBLE nhằm khơi lại những thứ về nhiếp ảnh đã mất, và đặc biệt là instant photographs. Với chiếc máy chụp lấy liền ở trên bạn có thể sử dụng cùng những loại film rất đặc biệt ở đây như silver shade, color shade…
5. Vintage camera bag
Quá đủ cho một món đồ chơi theo bạn suốt chặng đường nhiếp ảnh.
6. 50mm lens
Nếu bạn chỉ có 1 lens, hãy chọn lens 50mm, dù với film hay số. Nếu là số trên body crop thì chọn lens 35mm thay thế (để khi gắn vào sẽ cho ra góc nhìn gần như lens 50mm trên film 35mm).
7. Selphy Cp780
Có một chiếc máy in ảnh trong nhà để bạn có thể cầm trên tay tấm ảnh mình đã chụp bằng di động, máy số… rất nhanh chóng. Sau đó bạn nên chuẩn bị một chiếc bảng ghim và gắn những bức ảnh mình đã chụp lên đó.
8. Lomo actionsampler
Có một chiếc máy lomo để chơi rất thú vị. Trong đó chiếc máy Actionsampler có lẽ là hay nhất. Ngoài ra có chiếc máy chụp dưới nước cũng rất tuyệt.

Photo source: vonmarcus.me
9. Awesome bokeh kit
Cái này thì ko cần phải mua, có thể tự cắt dán chút nếu khéo tay. Tỉ mỉ hơn thì bạn có thể tự tạo những bokeh rất thú vị.
10. Vintage light meter
Chiếc máy đo sáng cơ học cổ hoặc bán điện tử ngoài sử dụng để chụp ảnh với máy film còn như một vật đeo trang sức cho các bạn nữ photographer. Những ai đã từng sử dụng nó thì sẽ thấy sử dụng nó rất thú vị, không khô khan như các thiết bị đo sáng điện tử ngày nay.
(Lấy cảm hứng từ bài viết cùng tên của chị Jamie Beck)
5 Comments
great!
Chào anh,
Em đã đọc và rất thích các chia sẻ của anh. Em cũng đã chơi máy phim được 1 thời gian, cũng dùng FM2n và AIS 50 – 1.4 giống của anh. Từ trước đến giờ em chụp đều dùng đo sáng built in của máy. Đọc các bài viết của anh thì em thấy việc dùng đo sáng cầm tay có vẻ rất thú vị và sẽ cho được những bức ảnh có ánh sáng ” như ý “. Tuy nhiên em cũng chưa hiểu rõ lắm về các Zone nên liệu anh có thể chia sẻ phần này với em được ko. Nhân tiện là nếu em muốn mua 1 cái đo sáng cầm tay như cái số 10 ở trên thì em có thể tìm mua được ở đâu ?
Cám ơn và rất mong hồi âm của anh
Hi Kiên,
Bạn có thể tìm hiểu thêm về zone system của Ansel Adam: http://en.wikipedia.org/wiki/Zone_System
Nhưng việc chia zone của Ansel Adam không phải là để chụp đúng hay sai sáng, mà đơn giản là dựa vào đó tìm ra công thức chụp + tráng film sao cho bản film ghi nhận được nhiều zone sáng nhất có thể.
Từ việc chụp + tráng được nhiều zone nhất ở trên, có lẽ người ta đã đưa ra chuẩn chụp đúng sáng zone5, có lẽ đơn giản là vì để chụp đúng sáng nhất thì vùng trung tính nhất phải vào giữa zone system.
Cái đo sáng ở cuối ảnh là chiếc Sekonic L208, trong SG mình biết có cửa hàng Lê Đức bán. Ở HN bạn ra các cửa hàng bán dụng cụ ảnh như Minh Tuyết (Vọng Đức), Vũ Nhật (Tràng Thi), Giang Duy Đạt (Giải Phóng)… hỏi xem. Bạn nhờ ai đó mua từ nước ngoài là rẻ nhất.
Chúc bạn chụp ảnh vui !
Cám ơn anh Đạt đã chia sẻ với em. Liệu 1 lúc nào đấy có thời gian anh có thể làm 1 bài viết hướng dẫn cơ bản nhất về việc sử dụng đo sáng cầm tay để chụp ảnh bằng máy cơ được ko ạ ?
Em đã xem ảnh của anh ở trên page này và trên Flickr, ánh sáng rất đẹp và có cái gì đấy rất lôi cuốn, nhất là những bức black and white. Vậy ánh sáng trong ảnh black and white với ảnh màu có cần cách xử lý gì khác nhau ko ạ ? Mong hồi âm của anh.
Chúc anh có 1 ngày đẹp.
Dear Kiên,
Máy đo sáng cầm tay để ứng dụng trong những điều kiện sáng phức tạp, hoặc những trường hợp cần giá trị đo sáng cực kỳ chính xác. VD như chụp thời trang hoặc chân dung đặc tả đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng ảnh.
Với máy ảnh film nếu bạn muốn sử dụng máy đo sáng để có giá trị đo sáng chính xác thì ko nên, vì như vậy phải đi kèm với việc bảo quản film thật chuẩn (để ko hụt iso), tráng thật chuẩn, scan thật chuẩn, màn hình máy tính bạn cũng phải cân chỉnh chuẩn luôn. Thực tế do chơi film quá nhiều rủi ro như vậy nên nếu bạn cần chính xác thì nên sử dụng máy số. Sử dụng máy film chỉ nên giữ là một thú chơi, một niềm cảm hứng. Tuy nhiên việc mua và sử dụng 1 chiếc máy đo sáng cũng làm kiến thức ánh sáng bạn tăng lên rất nhiều.
Đo sáng ảnh màu và ảnh bw cùng chung nguyên tắc., tuy ko thấy sách vở nào nói nhưng theo kinh nghiệm của mình, đo sáng ảnh màu phức tạp hơn vìnó liên quan tới độ bão hòa màu. Ảnh thiếu sáng thì màu trông “đậm hơn” và ngược lại. Vấn đề này khá phức tạp, mình khi nghiên cứu hết sẽ có chút review để bạn tham khảo.
Cheers!