Misc

Cảm giác hoài niệm (nostalgia) khi xem ảnh hoặc phim quay bằng film đến từ đâu?

Cũng kha khá lâu tôi có xem video này của Royal Ocean Film Society, trước tiên mời mọi người xem qua:

Đúng như tên gọi của nó, Life is better on Super 8 – cuộc sống tươi đẹp hơn trên film Super 8. Đây là những cảnh quay của năm 2018 nhưng tôi tin bất cứ ai xem cũng khó mà bỏ qua cảm giác hoài niệm (nostalgia), một chút ký ức về tuổi thơ (đặc biệt với người sinh năm 7x, 8x khi chiếc máy ảnh đầu tiên của họ hầu như chắc chắn là máy film).

Gần đây tôi thấy có một bạn khác cũng share một video tương tự là Vietnam on Super 8:

Video này cũng mang cho người xem một cảm giác nhớ về những năm rất xưa, nhất là đối với những người sống qua thời của radio, TV ăng-ten, máy film. Vậy tại sao khi xem các tư liệu trên các chất liệu cũ như film super 8, polaroid… lại đem tới cho người xem những cảm giác hoài niệm, nhớ về tuổi thơ như vậy?

Có phải cảm giác hoài niệm làm cho đoạn film bằng Super 8 trông hấp dẫn đến vậy? Tất nhiên là đúng, tuy nhiên sản phẩm media từ những chất liệu chất lượng thấp như Super 8, polaroid, ảnh film, băng từ VHS, radio… đều gây cho người nghe/xem cảm giác như vậy. Chính sự nhòe nhoẹt, không rõ ràng, không sắc nét, màu sắc không chân thực, chính cảm giác về thứ thông thường, gần gũi thể hiện trên bản film Super 8 rất chi tiết nhưng những thứ hậu cảnh và xung quanh nó mờ nhạt đi giống như cách mà ta nhớ về những thứ trong ký ức trong quá khứ.

Kí ức của con người là một thứ mờ nhạt và không chắc chắn. Khi nhớ về một người, một vật hoặc một sự kiện cụ thể trong quá khứ, con người có xu hướng nhớ về chủ thể chính và làm lãng quên dần những thứ không quan trọng khác, như một cách giảm tải cho bộ não vậy. VD nếu bạn nhớ về ngày đi học tiểu học đầu tiên, bạn dễ dàng nhớ tới bữa sáng hôm đó bạn ăn, cái cách mà bố/mẹ đưa bạn tới trường, lúc mà mẹ bạn đón bạn từ ngày đi hocjd đầu tiên, và sẽ chẳng nhớ gì về việc lớp học có những ai, cô giáo mặc đồ màu gì hoặc lớp học môn gì, vì đó không phải bạn muốn nhớ về ngày đi học đầu tiên ngoài việc cảm giác hưng phấn khi đi học, một chút lo lắng khi phải xa bố mẹ để ở cùng một đống người lạ và vui sướng khi bố/mẹ bạn tới đón bạn.

“Cỏ nhà bên lúc nào cũng xanh” – con người có xu hướng coi những thứ trong quá khứ luôn là thứ tốt đẹp hơn hiện tại (chúng ta luôn cố giữ lại các ký ức đẹp thay vì các ký ức buồn, nên những gì chúng ta nhớ về quá khứ phần lớn là những thứ đẹp đẽ). Đây là lúc mà những chất liệu như Super 8 lấp đầy nhu cần muốn “gặm nhấm” cái quá khứ đẹp đẽ đó. Những tấm ảnh cưới của bố mẹ tôi những năm 8x được chụp chuẩn chỉ ngay ngắn nhiều lúc trông không sống động như những bức ảnh lem luốc, nhá nhem chụp vội vàng bằng con Nikon Q35 trên tấm ảnh ám xanh vàng đã cũ.

Tôi rất thích ảnh polaroid và Lomo. Chiếc lomo tôi thích nhất là ActionSampler. Chiếc máy với lens nhựa, tấm ảnh màu sắc lòe loẹt, khung ngắm lệch lạc, nét mờ mờ nhạt nhạt, mỗi khi nhìn lại các tấm lomo và polaroid cũ tôi cảm giác như đang được chia sẻ ký ức của người khác vậy.

4 Comments

  • Reply Khương April 7, 2020 at 11:28 pm

    Anh ơi, em hóng anh rep mail em ạ :(((( với bài viết hay a eii =)))

    • Reply Dat Tran April 8, 2020 at 8:48 am

      Hi em, email nào hả em?

  • Reply Khương April 8, 2020 at 2:16 pm

    Hi anh, cách đây tầm vài tuần em có gửi a mail qua phần contact của page, không biết là anh nhận được không. Đấy việc e lăn tăn về màu sắc của cuộn phim em vừa chụp, em kèm cả link drive trong mail á.
    Em cảm ơn anh.
    Thân =))

    • Reply Dat Tran April 8, 2020 at 3:11 pm

      À đã thấy mail của em, mail em có link nên nó bị đẩy vào spam. Anh sẽ trả lời mail của em nhé.

    Leave a Reply

    Top