Academy

Cơ bản về phóng / rọi ảnh đen trắng – Pt1

Nhân dịp mới mua đc cái máy phóng 6×6 Opemus 6 còn mới tinh, lại còn được anh Tú cho mượn cái lens rọi , từ hôm nay sẽ cố gắng viết cho đầy đủ chút về các kiến thức cơ bản về rọi ảnh đen trắng như đã hứa từ năm ngoái (hix).

Do chưa có tài chính dư dả và thực nghiệm nhiều trên các loại film và giấy khác nhau do mình trc đây chỉ có 1 máy phóng 35mm, vậy nên bài viết còn nhiều thiếu sót, mong mọi ng đọc đc bài này bổ sung thêm giúp mình để hoàn thiện. Trong bài viết có sử dụng bản dịch từ tài liệu về nhiếp ảnh của tác giả Pierre Montel, nhà xuất bản Librairie Larousse – Publication montel năm 1972.

Xin bắt đầu với phần 1: Cơ bản chung trước khi quyết định chơi rọi ảnh hay không.

Những đối tượng đọc tài liệu này
Bất kỳ ai yêu thích bộ môn rọi ảnh. Nhưng tựu chung:

  • Những người chưa chơi rọi ảnh nhưng tò mò muốn chơi thử
  • Dư dả về kinh tế để tiếp cận
  • Những người yêu thích khoa học, vật lý học, do yêu cầu môn học trường lớp
  • Những người yêu nhiếp ảnh film và muốn đi tới tận cùng của nhiếp ảnh film đen trắng.

Tài chính để chơi rọi ảnh
Để chơi rọi ảnh được hiệu quả cần phải tự tráng film đen trắng. Khi tự tráng film rồi thì rọi ảnh là việc tất yếu để hoàn thiện kiến thức về buồng tối và có tư duy mạch lạc hơn và có quy trình hơn về nhiếp ảnh. Lưu ý là tư duy này rất quan trọng, áp dụng cho cả số và film, ở đời đi chụp ảnh hơn nhau ở cái tư duy này để tiết kiệm thời gian và công sức và nhanh chóng tăng chất lượng bức ảnh.

Tuy nhiên bỏ qua khâu tự tráng film đen trắng cũng được, nhờ lab tráng cũng ko sao, nhưng kết quả rọi ảnh ra ko hiểu rõ và ko học đc nhiều.

Nếu học tráng film đen trắng thì tổng kinh phí tầm 1-1.5tr.

Nếu học rọi ảnh thì phải mua khá nhiều thứ, tổng chi phí đầu tư ban đầu tầm >3tr.

Tôi có nên rọi ảnh không?
Về cơ bản thì nó là bước chuyển thể từ ảnh trên tấm film ra ảnh trên tờ giấy. Khi đã tráng film xong thì việc phóng ảnh ra điều tất yếu vì ảnh phóng ra nếu đúng kỹ thuật và giấy tốt thì cho kết quả rất tốt Thực ra nói về độ đẹp thì các máy scan và in ảnh ngày nay cũng có thể in được đẹp như vậy, nhưng trên hết là ĐỘ BỀN, độ bền của giấy in ảnh thủ công cực cao. Nếu làm đúng kỹ thuật 1 tấm đen trắng có thể giữ được trên 50 năm. Và một điều không thể thiếu đó là ĐỘ SƯỚNG khi chơi cái này.

http://farm8.staticflickr.com/7047/6971565069_f40ed72916_z.jpg

Về mặt kỹ thuật mà nói với người kỹ tính thì tấm ảnh rọi ra nó cũng có nhiều cái có thể tự điều chỉnh để khắc phục các lỗi của film như chụp thiếu/thừa sáng, giúp hoàn thiện tư duy trong việc LÀM ẢNH, như vậy mới là nhiếp ảnh. Một số người nói là ảnh đen trắng rọi ra đẹp hơn ảnh in bằng máy in ở những thứ như zone system, tương phản…, mấy cái đó nhảm nhí vì khi in ảnh là ta đã phụ thuộc cho máy scan rồi, máy scan thì mỗi máy scan một kiểu, rọi ảnh cũng vậy, rọi đc 2 tấm y hệt nhau là không phải là khó nhưng cũng không đơn giản. Tất cả phụ thuộc vào tay nghề của ta, nếu khéo dùng máy scan và in thì kết quả ra cũng chả kém gì rọi.

Rọi ảnh thì giấy rọi ảnh chất liệu bền và tốt hơn chất liệu giấy phim in ảnh thông thường, cầm cũng sướng hơn.

Bản chất cơ bản nhất của rọi ảnh
Rọi ảnh thực chất là 1 quy trình ngược của chụp ảnh. Đó là ta đưa ra nguồn sáng đi qua một thấu kính và hội tụ tại bề mặt 1 tờ giấy. Nguồn sáng ở đây là một bóng đèn sữa (vỏ bóng đèn màu trắng đục) công suất tầm 75 – 150W với bóng dây tóc, hoặc 12-15W với bóng đèn led ánh sáng 3000°K. Thấu kính phóng rọi ảnh là một lens fix chỉ có vòng khẩu độ (không có vòng lấy nét). Tiêu cự lens fix thường là 35mm (với film half-frame), 50mm (với film 35mm), 75-80mm (với film 6×6, 6×7), 105mm (với ảnh 6×9). Giấy ảnh là một tờ giấy màu trắng có phủ nhũ tương nhạy sáng.

Ta cũng phải có quá trình đo sáng, chỉnh khẩu độ lens, lấy nét (lấy nét bằng cơ phận của máy rọi chứ không dùng vòng lấy nét ở lens) vào tờ giấy, tìm thời gian phơi sáng.

Xong đó ta cầm tờ giấy này bỏ vào khay thuốc hiện (developer), sau đó là đưa vào thuốc ngưng (stop-bath) và cuối cùng đưa vào thuốc hãm (fixer). Cuối cùng rửa thật sạch với nước tinh khiết và ta có tấm ảnh đen trắng hoàn thiện.

Phần sau: giới thiệu thiết bị buồng tối và cơ bản về nguyên lý máy phóng ảnh.

No Comments

Leave a Reply

Top