Academy

Hướng dẫn làm Cinemagraph (pt.1)

Bài hướng dẫn làm Cinemagraph trên mạng có rất nhiều, nhưng do đại đa số các bài tut khác hướng dẫn hơi sơ sài và có nhiều vấn đề chưa nói tới, mà nói luôn là nhiều ông forum biết đầy nhưng thích giấu nghề nên không chia sẻ, nên mình viết lại bài tut này hi vọng giúp các bạn photographer Việt Nam tìm thêm được một thú chơi cho mình. Bài tut sẽ có làm 2 phần, pt.1 sẽ viết về nguyên lý cơ bản để làm Cinemagraph, pt.2 sẽ nói thêm cách sửa các lỗi hay gặp và các hoạt động edit nâng cao khác.

A. Cinemagraph là gì?

Để đơn giản xin xem tại link: http://cinemagraphs.com/

Nôm na nó là một tấm ảnh động (.gif) mà trong đó đại đa số chủ thể sẽ đứng yên như một tấm ảnh bình thường (photography), nhưng sẽ có 1 vài chi tiết nhất định chuyển động lặp mãi mãi như một đoạn film (cinematography). Sự kết hợp này làm ra một bức ảnh sống động hơn và ‘lạ’ hơn.

B. Chuẩn bị làm cinemagraph

Để chuẩn bị làm cinemagraph cần các dụng cụ sau:
1. Mẫu: có thể là người, tĩnh vật, động vật, bất cứ thứ gì.

2. Máy quay film: có thể sử dụng máy quay film cầm tay, DSLR có chức năng quay film (Nikon là các máy sx sau D90, canon là các máy sau 7D thì phải, mình ko dùng canon nên ko sure lắm), hoặc các máy PnS có chức năng quay film cũng được hết.

Nếu là DSLR thì phải có thêm lens (dĩ nhiên :))), nhưng mà nên tìm lens fix khẩu lớn góc rộng để chơi DOF mỏng cho vui. Còn không thì lens kit không sao cả.

3. Chân máy: cái này bắt buộc.

4. Địa điểm: một nơi có nguồn sáng ổn định (ngoài trời lúc ít biến động, trong nhà có đèn sáng), ít có người qua lại (để tránh gây phiền nhiễu khi làm việc).

5. Máy tính có cài Photoshop CS3 trở lên, thực ra cài các phiên bản photoshop <CS3 chắc cũng được nhưng mình chưa dùng bao giờ các phiên bản đó nên không dám chắc.

C. Nguyên lý thực hiện cinemagraph

Nguyên lý thực hiện cinemagraph như sau: chúng ta quay một đoạn film ngắn, sau đó load từng frame vào trong photoshop và thực hiện các thao tác edit tạo các frame cho ảnh .gif, sau đó xuất ngược ra ảnh gif.

D. Thực hiện thực tế

1. Nghĩ kịch bản: ban đầu nên bắt chước mấy cái trong link : http://cinemagraphs.com . Các kịch bản như mẫu chỉ chớp mắt, tóc gió thổi bay (như mình làm), váy/áo bay, đồ vật lắc nhẹ… là dễ nhất. Nên bắt đầu từ đó. Hoặc dễ hơn là đồ vật lấp lánh chẳng hạn.

2. Đặt mẫu vào vị trí, các yếu tố khác như nguồn gió, nguồn sáng phải ổn định.

3. Settings máy quay film (mình dùng D90) như sau: quay video ở độ phân giải cao nhất, tỉ lệ khung hình 16:9 hay 3:2 tùy sở thích. Mode màu là Standard (cái này sẽ giải thích sau).

Đầu tiên đo sáng khung cảnh cẩn thận, sau đó vặn về nấc M, việc này để tránh trong quá trình quay có gì can thiệp vào như có bóng người đi qua 1 chút chẳng hạn, thì exposure của chủ thể động không bị ảnh hưởng bởi đo sáng tự động.

4. Đặt máy lên chân máy, căn khung hình thật chuẩn, căn đường chân trời… các thứ khác thật tốt.

Lấy nét chuẩn, với các máy ra sau D90 thì quay film đã có auto focus, với D90 hay các máy quay ko auto focus thì chỉ cần ngắm qua live view, bấm nửa cò lấy nét, sau đó khóa lấy nét hoặc là gạt AF về M để điểm lấy nét ko dịch chuyển nữa.

5. Bấm quay film. Trong khi quay để nguồn ngoài (gió, ánh sáng) tác động vào chủ thể chính để tạo chuyển động, trong khi TẤT CẢ CÁC CHỦ THỂ KHÁC như đồ vật ngoài, các thứ ngay sát chủ thể chính phải càng đứng yên càng tốt.

Ví dụ như 1 bức mình thực hiện:

Trong tấm này mình để quạt thổi vào, cô gái phải ngồi rất tĩnh, chỉ có 2 bên tóc là được gió thổi chuyển động. Tuy nhiên người ngồi ko thể tĩnh như tượng được, hơi động đậy 1 chút không sao.

6. Quay tới khi: khi mà mình thấy máy đã quay được 1 khung cảnh mà chủ thể chuyển động đã về vị trí đúng hoặc gần đúng lúc mà nó bắt đầu chuyển động, tức là đủ 1 vòng để chuẩn bị cho lặp liên tục.

Như tấm mình chụp ở trên thì tấm ảnh bắt đầu từ lúc sợ tóc đang ở vị trí cao nhất, sau đó gió thổi nó hạ xuống rồi lại bay lên, vậy mình quay tới khi thấy sợi tóc đó lại bay lên cao như thế thì dừng quay.

Tuy nhiên vài lần làm đầu khó mà nhìn ra khi nào là nên dừng lại. Vì vậy ta cứ quay dài ra rồi về nhà sẽ cắt.

E. Thao tác trên photoshop

1. Mở photoshop, ở đây mình dùng photoshop CS3. Vào File > Import > Video frames to layers.


Chọn Selected range only và giữ Shift đồng thời kéo chuột trên timeline để chọn đoạn video mình muốn.

Mình chưa tìm được cách để thu ngắn video sau khi lựa chọn bước này, vậy nên bước này nếu chọn sai đoạn, dài quá, ngắn quá đều không thể làm lại được, vì vậy nên làm thật kĩ bước này. Chọn đoạn video sao cho cảnh cuối vật thể động trùng hoặc gần trùng với vị trí cảnh đầu.

Chọn xong ấn OK.

2. Lúc này ở cửa sổ layer ta sẽ thấy hàng loạt layer xếp chồng nhau, đánh số từ Layer 1 đến hết từ dưới lên. Đây là các layer ta đã load từ đoạn video trên.

Ấn phím cách (space bar) để thấy trước sự chuyển động khi làm ảnh gif.

3. Layer 1 giữ nguyên, nó là layer gốc. Ta sẽ thao tác với các layer còn lại.

Ở layer 2, chọn view (hình con mắt), tạo Mask cho nó. Click vào lớp Mask, ấn Ctrl + I, mask chuyển thành màu đen. Chọn brush trắng (ấn D, Q), chọn độ mềm của cọ, và tô lên lớp mask đó phần mình muốn chuyển động. Có thể hide layer 1 để nhìn cho rõ.

4. Sau khi tô xong ta lặp lại với các layer còn lại. Mình chưa tìm cách copy mask cho hàng loạt layer được nên buộc phải copy mask thủ công như sau: giữ phím alt và kéo lớp mask sang layer khác. Lặp lại cho tới hết các layer (trừ layer 1 giữ nguyên).

5. Ấn phím space bar để xem trước chuyển động. Nếu có chỗ nào hình bị lẹm chút vào chủ thể khác thì ấn spacebar lần nữa ngay lập tức để xem đó là ở layer nào để mình điều chỉnh lớp mask cho phù hợp.

6. Sau khi hoàn chỉnh, ấn Ctrl+Shift+Alt+S (save for web device), chọn ảnh .gif, looping option chọn Forever. Các settings khác tùy ý. Có thể chọn play để xem lại lần nữa ảnh gif trước khi xuất ra.

7. Ấn Save và ta có sản phẩm.

http://i.imgur.com/bOZVZ.gif

F. Các vấn đề gặp phải

Các vấn đề này sẽ trình bày ở pt.2

  1. Có những frame chỉ hiện lớp mask chứ ko hiện cái nền là layer 1?
  2. Màu hiển thị quá xấu?
  3. Muốn áp tone màu như các ảnh jpeg bình thường thì làm như nào?
  4. Lỡ chọn video độ phân giải quá cao (Full HD, HD…), máy mình không đủ ram để chạy thì làm thế nào?
  5. Ảnh gif giật nhanh quá, giảm tốc độ chuyển động như thế nào?

Có bạn nào có vấn đề gì gặp phải hay có gì góp ý để các bước làm nhanh hơn xin để lại comment giúp mình, mình sẽ bổ sung vào bài viết. Cám ơn các bạn!

10 Comments

  • Reply Nhung July 19, 2012 at 9:09 pm

    Chào bạn, mình đang bị vướng nào 1 trong nhưng cái vấn đề bạn nêu trên mà không thấy phần 2, mong bạn giúp mình. Cảm ơn

    • Reply Dat Tran July 19, 2012 at 9:14 pm

      Hi bạn. Thành thật xin lỗi bạn từ dạo đó tới giờ mình có vài mối quan tâm khác nên chưa làm phần 2. Nhưng bạn đang gặp vấn đề nào, mình sẽ giúp bạn.

  • Reply Nhung July 20, 2012 at 9:56 am

    mình đang gặp vấn đề 1 đó bạn, sau khi copy xong các mask, mình ấn space bar thì nó không hiện cái frame nền layer 1 lên. Và làm sao để chỉnh lại màu cho ảnh nữa. Cảm ơn bạn

    • Reply Dat Tran July 20, 2012 at 10:10 am

      uk mình hiểu rồi. bạn dùng mail điền ở trên chứ. trong ngày mai mình sẽ mail cho bạn nhé.

  • Reply Nhung July 20, 2012 at 11:22 am

    Cảm ơn bạn 😀

  • Reply Nhung July 20, 2012 at 12:44 pm

    ah bạn ơi, bạn chỉ cho mình cách làm cho chuyển động mượt nhé. Mình thấy cái lúc nó chuyển từ tấm cuối lên tấm đầu nó bị giựt bạn ah. Cảm ơn bạn nhiều

  • Reply School laminating film March 19, 2013 at 8:17 am

    I’m really enjoying the theme/design of your website. Do you ever run into any web browser compatibility problems? A number of my blog audience have complained about my website not operating correctly in Explorer but looks great in Chrome. Do you have any tips to help fix this issue?

  • Reply tieuman June 29, 2015 at 8:02 am

    Anh Đạt chỉ giúp em các khắc phục vấn đề 1 và 5 được không ạ
    mail của em: kienza151@gmail.com
    thank!

    • Reply Dat Tran June 29, 2015 at 9:18 am

      Ồ rất xin lỗi em vì từ hồi đó tới giờ lâu quá anh không nhớ, phải mở máy lên mới nhớ nhưng anh đổi máy vài lần, ko còn giữ mấy file project cinemagraph hồi xưa nữa. Hôm nào anh phải record lại đoạn video khác để làm sẽ nhớ ra.

      Nhưng về 2 vấn đề của em anh nhớ không nhầm thì như này:

      1. Có những frame chỉ hiện lớp mask chứ ko hiện cái nền là layer 1?
      Em mở cửa sổ Frame Animation, trong đó bấm vào từng frame nó sẽ hiện rõ là frame hiển thị layer nào. Em bấm vào các frame còn hiện cái mask để chọn thêm layer 1 vào là được. Tham khảo thêm: https://helpx.adobe.com/photoshop/using/creating-frame-animations.html

      2. Ảnh gif giật nhanh quá, giảm tốc độ chuyển động như thế nào?
      Cái này thay đổi ở số FPS cũng ở Frame Animation panel, em tham khảo cách thay đổi ở: http://www.howtogeek.com/113627/how-to-animate-your-own-custom-gif-with-photoshop/

      Cheers!

  • Reply Mai Trần May 14, 2019 at 9:04 am

    Cảm ơn Bạn đã viết bài hướng dẫn rất chi tiết.

  • Leave a Reply

    Top